Tàu vũ trụ Thần Châu 17 đã được phóng đi từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền,ốcđưanhómphihànhgiatrẻnhấtlênkhôbilac ở rìa sa mạc Gobi phía tây bắc Trung Quốc, với sự hỗ trợ của tên lửa đẩy Trường Chinh 2-F, vào lúc 11 giờ 14 ngày 26.10 (giờ địa phương), theo AP. Tàu Thần Châu 17 dự kiến kết nối với Trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc trên quỹ đạo trái đất.
Theo Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc, độ tuổi trung bình của phi hành đoàn gồm ba thành viên của tàu Thần Châu 17 là 38, trẻ nhất kể từ khi nước này bắt đầu xây dựng Trạm vũ trụ Thiên Cung.
Dẫn dắt sứ mệnh kéo dài 6 tháng lần này là Thang Hồng Ba (48 tuổi), người thuộc lứa phi hành gia thứ hai của Trung Quốc và từng là thành viên của phi hành đoàn đầu tiên được đưa lên Trạm vũ trụ Thiên Cung vào năm 2021. Đi cùng ông là hai nhà du hành vũ trụ Đường Thắng Kiệt và Giang Tân Lâm - cả hai đều ở trong độ tuổi ba mươi, thuộc lứa phi hành gia thứ ba của Trung Quốc và lên Thiên Cung lần đầu.
Trung Quốc đã bắt đầu quá trình tuyển chọn lứa phi hành gia thứ tư, tìm kiếm các ứng viên có bằng tiến sĩ trong các ngành từ sinh học, vật lý và hóa học đến kỹ thuật y sinh và thiên văn học. Đây cũng là lần đầu tiên họ mở cửa tuyển dụng ứng viên tại Hồng Kông và Ma Cao, hai đặc khu hành chính của Trung Quốc.
Bắc Kinh đang theo đuổi kế hoạch đưa phi hành gia lên mặt trăng trong thập niên này, giữa cuộc cạnh tranh với Mỹ và Nga nhằm đạt được thành tựu mới trong lĩnh vực không gian.
Trạm vũ trụ Thiên Cung đã trở thành biểu tượng cho sự tự tin ngày càng tăng của Trung Quốc trong cuộc chạy đua này sau khi bị loại khỏi Trạm Không gian Quốc tế (ISS) trong nhiều thập niên. Luật pháp Mỹ cấm Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) có bất kỳ hợp tác nào, dù trực tiếp hay gián tiếp, với Trung Quốc.
Mặt trăng đã bị tính non đến 40 triệu năm tuổi